Bày trí Đình_làng_Nam_Bộ

Bên trong đình Mỹ Phước

Tuy mỗi nơi có đôi chút dị biệt, nhưng việc bày trí thờ thần ở đình phải tuân thủ mấy nguyên tắc sau. Theo học giả Nguyễn Văn Tố thì:

  • Câu đối ở đình chỉ trạm triện rồng hoặc tứ linh (long, lân, qui, phụng).
  • Bát bửu là tám món quý báu gồm: bút, sách, quạt, gươm, lẵng hoa, đànsáo, bầu rượu, túi thơ. Có nơi là: pho sách, ngọc như ý, cuốn thư, lẵng hoa, bầu rượu, đàn tỳ bà, quạt, phất trần.
  • Cửa võng (bao lam) thường chạm lưỡng long chầu nguyệt (hai con rồng chầu Mặt Trăng), hoặc là lục long ngự thiên (sáu con rồng bay về trời), ngũ phụng hàm thư (năm con phụng ngậm tờ thư).
  • Bàn thờ thần Thành hoàng có ngai chạm hai con rồng, với cái long vị hình chữ nhật (thần vị) mô phỏng dáng người ngồi, ghi tên hiệu của thần... Trước long vị, đặt cái gương nhỏ, tượng trưng cho cái hốt mà vị quan cầm che trước mặt mỗi khi vào chầu vua. Ngoài ra, ở đây còn có tráp đựng sắc phong[4], tam sự hoặc ngũ sự (Tam sự là cái lư để đốt trầm và hai cái chân đèn. Ngũ sự thì có thêm hai ống cắm nhang), bình, khay, kỷ tam sơn là ba khối vuông (khối giữa nhô lên) dùng để lư hương, trầu, rượu, gợi bóng dáng ba ngọn núi.

Ở đây còn có vài tàn lọng, cờ vía, đồ lỗ bộ, mũ cùng quần áo thờ. Hai bên hương án thường là đôi hạc đứng trên lưng rùa. Nếu thần là quan võ, có nơi còn có chưng cái giá, trên để ba thanh gươm cán dài, gọi là gươm vía hoặc gươm cẩn và ngựa... Chiêng trống là dụng cụ cần thiết khi tế lễ. Cái mõ là một khúc cây dài khoét bọng, dấu ấn của thời xưa, dùng để đánh lên báo động khi trong làng xảy ra hỏa hoạn, hoặc có giặc cướp...[5]